.
.

Bài dự thi giải Búa Liềm vàng Khối Doanh nghiệp Trung ương năm 2023

Văn hóa HUD và sứ mệnh "Hiện thực hóa ước mơ về mái ấm cho mỗi gia đình Việt"

Thứ Năm, 09/11/2023|14:39

Bài 1: Nghị quyết về văn hóa doanh nghiệp - sức mạnh lâu bền của doanh nghiệp trên thương trường

Văn hóa nói chung và văn hóa của mỗi doanh nghiệp nói riêng ngày càng được xem là động lực thúc đẩy và có mối gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển kinh tế - xã hội, phát triển doanh nghiệp; hơn nữa, văn hóa còn được xác định là sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa giữa các quốc gia - dân tộc diễn ra ngày càng mạnh mẽ thì bản sắc và các giá trị văn hóa Việt Nam càng cần được trân trọng, gìn giữ, không ngừng được bồi đắp, làm giàu có thêm và phát huy để trở thành sức mạnh nội sinh và động lực quan trọng cho tinh thần sáng tạo, đổi mới, tạo nguồn lực và động lực to lớn bảo đảm cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam thời kỳ mới

Quan điểm của Đảng về xây dựng văn hoá doanh nghiệp (VHDN), văn hóa trong kinh doanh là sự kế thừa, phát triển các quan điểm về xây dựng văn hóa trong kinh tế được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra từ rất sớm. Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định mối quan hệ giữa văn hóa với kinh tế và chính trị bằng một luận điểm tiêu biểu: Văn hóa không ở bên ngoài mà ở trong kinh tế và chính trị, nghĩa là tác động biện chứng và thúc đẩy lẫn nhau giữa các lĩnh vực cơ bản này của đời sống xã hội (Tài liệu 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam). 

Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX) đã chỉ rõ: “Xây dựng văn hóa bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt với phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội. Đặc biệt coi trọng nâng cao văn hóa lãnh đạo và quản lý, văn hóa trong kinh doanh và văn hóa trong nhân cách thanh thiếu niên; chống những hiện tượng phản văn hóa, phi văn hóa”, trong đó giải pháp hàng đầu là: “Nâng cao năng lực, hiệu quả lãnh đạo của tổ chức đảng và cấp ủy đối với lĩnh vực văn hóa”. Việc thực hiện gắn kết văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội, hiện thực hóa quan điểm của Đảng về mặt trận văn hóa tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với mặt trận chính trị và kinh tế luôn được Đảng ta chú trọng. Nghị quyết Trung ương (NQTW) 9, khóa XI nhấn mạnh nhiệm vụ thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong kinh tế: “Xây dựng VHDN, văn hóa doanh nhân với ý thức tôn trọng pháp luật, giữ chữ tín, cạnh tranh lành mạnh, vì sự phát triển bền vững và bảo vệ Tổ quốc, phát huy ý thức và tinh thần dân tộc, động viên toàn dân, trước hết là các doanh nghiệp, doanh nhân xây dựng và phát triển các thương hiệu Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế”.

Đại hội XIII của Đảng được xác định là dấu mốc tạo bước chuyển rất quan trọng, làm tiền đề cho các nhiệm kỳ tiếp theo để thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược phát triển đất nước đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu trên, cùng với việc đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức, cần thực hiện đồng bộ nhiều nội dung, giải pháp lớn; trong đó, vấn đề xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam thời kỳ mới được Đại hội XIII của Đảng xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Để phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người trong các lĩnh vực đời sống xã hội, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Xây dựng và thực hiện các chuẩn mực văn hóa trong lãnh đạo, quản lý. Chú trọng xây dựng môi trường văn hóa công sở lành mạnh, dân chủ, đoàn kết, nhân văn; đẩy lùi bệnh quan liêu, bè phái, mất đoàn kết, chủ nghĩa cơ hội và thực dụng. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân và kinh doanh”. Theo đó, coi trọng xây dựng và làm lan tỏa các giá trị văn hóa cả trong chính trị và kinh tế, nhất là trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư để văn hóa thực sự thấm sâu, tạo động lực thúc đẩy kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội phát triển bền vững. Đề cao tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, công chức và đảng viên ở các cơ quan, đơn vị trong ứng xử, giao tiếp và giải quyết các mối quan hệ bằng các giá trị văn hóa từ lời nói, cách thức giao tiếp đến hành động, việc làm, cả trong nhận thức, đạo đức, lối sống dân chủ, tôn trọng nhân dân, thái độ trách nhiệm và tình thương yêu đồng chí, đồng đội; qua đó thúc đẩy việc xây dựng tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Đây là nội dung rất cơ bản để xây dựng văn hóa trong chính trị.

Phát triển văn hóa, xã hội, con người trong giai đoạn 5 năm 2021-2025, Báo cáo chính trị và các văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục một cách nhất quán các phương hướng phát triển về văn hóa, con người, quản lý phát triển xã hội và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội đã được khẳng định trong các văn kiện Đại hội XII của Đảng. Về xây dựng và phát triển con người, đó là: Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa; làm tốt công tác lãnh đạo, quản lý báo chí, xuất bản và hệ thống truyền thông; phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường dịch vụ và sản phẩm văn hóa; chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa và con người. 

Về quản lý phát triển xã hội và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, các phương hướng phát triển đã được Đại hội XII khẳng định là: Xây dựng, thực hiện các chính sách phù hợp với các giai tầng xã hội; có các giải pháp quản lý hiệu quả để giải quyết hài hòa các quan hệ xã hội, ngăn chặn, giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc, những mâu thuẫn có thể dẫn đến xung đột xã hội; gắn kết chặt chẽ chính sách kinh tế với chính sách xã hội, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; giải quyết tốt lao động, việc làm và thu nhập cho người lao động, bảo đảm an sinh xã hội; coi trọng chăm sóc sức khỏe nhân dân, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em; xây dựng gia đình hạnh phúc.

Đồng thời, trên cơ sở những nhận thức mới về lý luận, những thay đổi của bối cảnh lịch sử thế giới và điều kiện thực tế trong nước, những yêu cầu mới đặt ra của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước trong thời gian tới, các văn kiện Đại hội XIII cũng bổ sung, phát triển thêm nhiều nội dung mới: Trong lĩnh vực văn hóa và con người, các văn kiện Đại hội XIII không chỉ đặt ra vấn đề “đúc kết, xây dựng hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị con người Việt Nam”, mà còn nhấn mạnh, làm rõ hơn yêu cầu về “xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới”. Trong điều kiện đất nước ngày càng phát triển, hội nhập ngày càng sâu rộng vào các tiến trình của thế giới, việc gắn bó chặt chẽ mối quan hệ giữa “hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người” với “hệ giá trị gia đình Việt Nam” là một nhận thức mới, trong đó đặt hệ giá trị gia đình vào vị thế vốn rất quan trọng của nó, với tư cách là các tế bào của xã hội, là hạt nhân lưu giữ và phát huy các giá trị quốc gia, giá trị văn hóa, con người Việt Nam. Hơn thế nữa, gia đình cũng chính là môi trường giáo dục đầu tiên vô cùng quan trọng, đặc biệt là nơi hình thành và nuôi dưỡng những mầm mống đầu tiên có ý nghĩa định hướng về tính cách của mỗi con người. Vì thế, đây cũng chính là cách đặt vấn đề về sự cần thiết phải quan tâm, có những giải pháp, điều kiện tích cực hơn trong việc xây dựng và phát huy hệ giá trị gia đình Việt Nam trong điều kiện mới.

Trong các văn kiện Đại hội XIII, vấn đề chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng phát triển con người được nhấn mạnh, là một nội dung mới, thể hiện nhận thức của Đảng ngày càng sâu sắc hơn về vai trò, vị trí và ý nghĩa quan trọng của việc giáo dục, bồi dưỡng nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, cân bằng giữa cuộc sống vật chất và tinh thần, hài hòa giữa các nhu cầu kinh tế và đời sống đạo đức, văn hóa. Trong vấn đề phát triển con người, Báo cáo chính trị và các văn kiện Đại hội XIII đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề giáo dục và bảo vệ trẻ em, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, coi đây là đối tượng quyết định tương lai của đất nước, cần được giáo dục, bồi dưỡng toàn diện, song cũng là lớp người dễ bị tổn thương, cần được quan tâm bảo vệ và chăm sóc tốt hơn nữa. Những nội dung được nhấn mạnh trong giáo dục, bồi dưỡng con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng là “lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội”; “nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt Nam”.

Trong việc giáo dục, bồi dưỡng, xây dựng con người Việt Nam, Báo cáo chính trị nêu rõ một nội dung mới, đó là “Từng bước vươn lên khắc phục các hạn chế của con người Việt Nam; xây dựng con người Việt Nam thời đại mới, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại”. Đây là lần đầu tiên trong văn kiện chính thức của Đảng đặt vấn đề khắc phục những hạn chế trong mối quan hệ hữu cơ, không tách rời với việc giáo dục, phát huy những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam đã được hình thành trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Đó chính là một bước nhận thức mới rõ hơn, sâu sắc và toàn diện hơn về văn hóa và con người Việt Nam, vừa khẳng định giá trị tốt đẹp, những giá trị tích cực có ý nghĩa căn bản và quyết định làm nên bản sắc văn hóa và con người Việt Nam, vừa nhìn thẳng vào sự thật với tinh thần tự phê bình, phê bình nghiêm khắc. Khắc phục những hạn chế và phát huy những mặt tốt đẹp trong truyền thống như hai mặt đồng thời góp phần xây dựng và không ngừng hoàn thiện con người Việt Nam.

Cùng với vấn đề giáo dục, xây dựng con người Việt Nam nói chung, Văn kiện Đại hội XIII nhấn mạnh yêu cầu “Đề cao tính tiên phong, gương mẫu trong văn hóa ứng xử của người lãnh đạo, cán bộ, đảng viên trong các cơ quan, đơn vị”. Việc đề cao tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên không đơn thuần là trong ngôn từ lời nói, cách thức giao tiếp, mà phải xuất phát từ nhận thức, thái độ, đạo đức, lối sống dân chủ, tôn trọng nhân dân, thái độ trách nhiệm và tình thương yêu với đồng chí, đồng nghiệp, nhằm xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Đề cao và thực hiện tính tiên phong trong văn hóa ứng xử là một nội dung quan trọng của việc xây dựng văn hóa trong chính trị, trong đó “Chú trọng chăm lo văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể”, một yêu cầu đã được đặt ra từ Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW), ngày 09/6/2014 về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, coi xây dựng văn hóa trong Đảng như một “nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”. Nội dung trọng tâm của xây dựng văn hóa trong Đảng được xác định là “…xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, tận tụy, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, gắn bó máu thịt với Nhân dân; có ý thức thượng tôn pháp luật, dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương; tự do cá nhân gắn với trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân. Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, công chức, đảng viên”.

Những nội dung mới nổi bật trên chính là những yếu tố cốt tử để xây dựng và phát huy những phẩm chất tốt đẹp, hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam. Đồng thời đây cũng là những điều kiện không thể thiếu để thực hiện được một định hướng phát triển rất quan trọng, tạo thành một động lực to lớn cho sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong thời gian tới, đó là: “khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”; “Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững”.

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương lần thứ III, nhiệm kỳ 2020-2025 nêu rõ: Đảng ủy Khối đã ban hành nhiều văn bản, quy định nhằm lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa công sở, văn hóa doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, là tiền đề để các đảng ủy trực thuộc xây dựng và thực hiện các quy chế, quy định về văn hóa công sở. Cụ thể, năm 2012, Đảng ủy Khối đã ban hành Kết luận số 06-KL/ĐUK ngày 08/6/2012 về nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong Khối Doanh nghiệp Trung ương về xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công sở. Tháng 4/2023, Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương tiếp tục ban hành Nghị quyết số 06 - NQ/ĐUK về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng về xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp trong Khối Doanh nghiệp Trung ương”.

Các doanh nghiệp, ngân hàng, đơn vị luôn chú trọng xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp, đã chủ động xây dựng, rà soát, bổ sung quy chế, quy định về xây dựng văn hóa công sở, đạo đức kinh doanh gắn với xây dựng chuẩn mực đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, người lao động. Đến nay, 35/35 doanh nghiệp, ngân hàng, đơn vị xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công sở; nhiều doanh nghiệp xây dựng được nội dung, thiết chế văn hóa doanh nghiệp với nhiều mô hình, cách làm hay, phù hợp với điều kiện cụ thể theo ngành, lĩnh vực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các cấp ủy trực thuộc đẩy mạnh công tác thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, các Quyết định 217, 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị về phát huy vai trò giám sát, phản biện, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững; vận động cán bộ, đảng viên, người lao động thực hiện nếp sống văn hóa mới, văn minh, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, tích cực tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Theo đó, tập trung làm rõ những nội dung cụ thể về định hướng và những giá trị chung của các doanh nghiệp, đơn vị (tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược, phương châm hành động, các giá trị cốt lõi...), đồng thời xác định rõ các chuẩn mực hành vi của mỗi cán bộ, đảng viên, người lao động (các quy tắc ứng xử trong và ngoài tổ chức, thái độ với công việc, thái độ với đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới, thái độ đối với khách hàng, các nghi lễ của tổ chức, hướng dẫn về giao tiếp đối nội, đối ngoại... trong đó, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách, yêu lao động, có trách nhiệm và gắn bó với doanh nghiệp, có ý thức thượng tôn pháp luật, dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương; tự do cá nhân gắn với trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân).

Triển khai VHDN có chiều sâu, thực chất, hiệu quả

Bám sát các quan điểm của Đảng về xây dựng VHDN, văn hóa trong kinh doanh, văn hóa trong lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là NQTW 9 khóa XI “Xây dựng VHDN, văn hóa doanh nhân với ý thức tôn trọng pháp luật, giữ chữ tín, cạnh tranh lành mạnh, vì sự phát triển bền vững và bảo vệ Tổ quốc” trong đó thể hiện rõ nét nhất là gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII và Kết luận 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; bước đầu đã ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ; đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, thực hiện thường xuyên, sâu rộng, có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW, Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị); triển khai đồng bộ với các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp gương mẫu thực hiện các quy định của Đảng về chuẩn mực đạo đức, lối sống; về những điều đảng viên không được làm; về văn hoá công sở (VHCS), văn hóa ứng xử,.... Trong nửa nhiệm kỳ qua, Ban Chấp hành Đảng bộ HUD đã ban hành  91 Nghị quyết, 28 Chương trình, 60 Kết luận, 03 Quy định, 07 Hướng dẫn, 25 Kế hoạch và 436 Quyết định, 01 Nghị quyết chuyên đề tập trung vào nhiều nội dung liên quan đến công tác xây dựng Đảng và thực hiện VHDN; Ban Thường vụ Đảng ủy HUD ban hành 10 nghị quyết, kết luận tập trung vào các nội dung: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong đổi mới, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp (QTDN) của tổng công ty; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ; về tăng cường, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng; ban hành quy định biện pháp ngăn chặn và xử lý cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tăng cường sự lãnh đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm ASXH; đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và chủ trương các doanh nghiệp, ngân hàng, đơn vị trong Khối sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; tăng cường công tác phát triển đảng viên; xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở; nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền đối với doanh nghiệp; công tác nắm bắt, nghiên cứu, phản ánh tư tưởng và dư luận xã hội; xây dựng VHDN, VHCS,.... 

Công trình NOXH CT08 tại khu đô thị HUD Melinh - Central đã tạo thêm nhiều mái ấm cho các đối tượng chính sách
Công trình NOXH CT08 tại khu đô thị HUD Melinh - Central đã tạo thêm nhiều mái ấm cho các đối tượng chính sách

Ban Thường vụ Đảng ủy HUD đang lãnh đạo triển khai cụ thể hóa các nhiệm vụ trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 195-NQ/ĐU thông qua việc ban hành các quy định, hướng dẫn là căn cứ để các tổ chức đảng trực thuộc rà soát bổ sung qui chế, qui định về các hành vi văn hóa trong ứng xử, giao tiếp nơi công sở; qui tắc đạo đức nghề nghiệp, gắn với việc xây dựng chuẩn mực đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức lao động; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Lãnh đạo xây dựng và thực hiện VHDN được xác định là một trong các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tổng công ty nhiệm kỳ 2020 – 2025, trong đó nêu bật việc “Tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn đảng, góp phần quan trọng trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí”, “Tích cực tham gia các chương trình an sinh xã hội; xây dựng và thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; đảm bảo việc làm, tăng thu nhập, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động; xây dựng văn hóa doanh nghiệp, môi trường trong sạch, lành mạnh, an toàn cho người lao động”. Nghị quyết đại hội các chi, đảng bộ trực thuộc và trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty; trong chương trình, kế hoạch công tác hàng năm, xác định các nhiệm vụ và giải pháp về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức lao động phát triển toàn diện, tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp gắn liền với VHDN và xây dựng cộng đồng doanh nghiệp phát triển lành mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước; nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiếp tục được chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo trong nội dung Chuyên đề toàn khóa và chuyên đề năm 2022“Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên tiên phong, gương mẫu, có đạo đức cách mạng trong sáng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ”; năm 2023 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Mục tiêu lãnh đạo được xác định rõ trong Nghị quyết số 195-NQ/ĐU của Đảng bộ Tổng công ty HUD là cụ thể hoá việc thực hiện Nghị quyết số 06 - NQ/ĐUK, ngày 28/4/2023 Ban Chấp hành Đảng bộ Khối DNTW về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng về xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp trong Khối Doanh nghiệp Trung ương” cho phù hợp với đặc thù và thực tiễn của Tổng công ty HUD. Đồng thời, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, thống nhất nhận thức của các cấp ủy đảng và của cán bộ, đảng viên, người lao động, nhất là người đứng đầu, tạo bước chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động trong tổ chức và thực hiện văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công sở. Nâng cao văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công sở góp phần hình thành phong cách giao tiếp, ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của cán bộ, đảng viên, người lao động; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, kỷ luật lao động, đảm bảo tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ; đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Xây dựng doanh nghiệp HUD đồng thuận, kỷ cương, đoàn kết, văn minh; hướng tới khách hàng, lấy khách hàng làm trung tâm; củng cố niềm tin của xã hội đối với HUD. Đặc biệt, Đảng ủy Tổng công ty hướng tới mục tiêu xây dựng và thực hiện văn hoá doanh nghiệp phải gắn với bộ quy tắc ứng xử được xây dựng, triển khai góp phần quảng bá, phát triển thương hiệu HUD; đó là 100% các công ty thành viên trong Tổng công ty triển khai ban hành văn bản và tổ chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công sở; 100% cán bộ, đảng viên và người lao động thực hiện nghiêm túc các quy định, quy chế về văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công sở. 100% các đơn vị trong Tổng công ty chấp hành tốt các quy định về quản lý văn hóa của địa phương nơi đơn vị có trụ sở, dự án.

Nhiều năm qua, Tổng công ty đã quan tâm đầu tư cho Chiến lược phát triển Thương hiệu HUD, xây dựng các Quy chế xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu; Quy chế xây dựng phát triển VHDN gắn với phát triển thương hiệu của Tổng công ty; Chiến lược văn hóa doanh nghiệp HUD, Sổ tay văn hóa. Từ căn cứ này các đơn vị trực thuộc đã xây dựng quy chế, quy định các hành vi văn hóa trong ứng xử, giao tiếp; quy tắc đạo đức nghề nghiệp, gắn với việc xây dựng chuẩn mực đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, người lao động, cụ thể hóa các quy định, hướng dẫn của Trung ương, của Đảng uỷ Khối, của Đảng uỷ Tổng công ty về xây dựng VHDN, VHCS. Hầu hết các đơn vị trực thuộc Tổng công ty đều ban hành Sổ tay văn hóa và quy định về chuẩn mực đạo đức, lối sống... Các văn bản này đều tập trung làm rõ những nội dung cụ thể về định hướng và những giá trị chung của tổng công ty (tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược, phương châm hành động, các giá trị cốt lõi…), đồng thời xác định rõ các chuẩn mực hành vi của mỗi cán bộ, đảng viên, người lao động (các quy tắc ứng xử trong và ngoài tổ chức, thái độ với công việc, thái độ với đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới, thái độ đối với khách hàng, các nghi lễ của tổ chức, hướng dẫn về giao tiếp đối nội - đối ngoại… trong đó, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách, yêu lao động, có trách nhiệm và gắn bó với doanh nghiệp, có ý thức thượng tôn pháp luật, dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương; tự do cá nhân gắn với trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân). Đây là những công cụ thống nhất trong tập thể lãnh đạo các đơn vị và cán bộ, đảng viên, người lao động về nhận thức, ý thức và cách thức hành động trong quá trình tạo dựng và phát triển thương hiệu, bản sắc riêng của từng doanh nghiệp nói chung và của Tổng công ty nói riêng. 

Việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh là một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết được Đảng ủy Tổng công ty luôn quan tâm; chỉ trong môi trường văn hóa lành mạnh cán bộ, đảng viên, người lao động tại các đơn vị mới có thể phát huy hết khả năng, thể hiện hết trí tuệ và giá trị tinh thần xây dựng đơn vị phát triển bền vững. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh của các đơn vị không chỉ thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng của Đảng, đất nước, truyền thống hình thành, xây dựng và phát triển của đơn vị; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; các thiết chế văn hóa tại các đơn vị… mà còn thông qua các phong trào thi đua, lao động sáng tạo, các cơ chế chính sách trong học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ công tác. Đến nay, 14/14 công ty thành viên, đơn vị trong Tổng công ty đã xây dựng VHDN, VHCS. Nhiều đơn vị xây dựng được nội dung, thiết chế VHDN tại doanh nghiệp với nhiều mô hình, cách làm hay, phù hợp với điều kiện cụ thể theo lĩnh vực trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Năm 2022, Tổng công ty HUD đã được Nhà nước trao tăng Huân chương Lao động hạng Nhất
Năm 2022, Tổng công ty HUD đã được Nhà nước trao tăng Huân chương Lao động hạng Nhất

Nhờ làm tốt công tác xây dựng và thực hiện văn hóa cùng với thực hiện đồng bộ chiến lược, giải pháp thiết thực hiệu quả, Tổng công ty HUD đã luôn vượt qua khó khăn thách, bảo toàn vốn Nhà nước và tăng trưởng liên tục với tốc độ tăng doanh thu bình quân 6,0% năm; lợi nhuận tăng trưởng 6,5%/năm; nộp ngân sách tăng trưởng 26,5%/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng trưởng 5,5%/năm; bảo đảm việc làm, thu nhập cho hàng ngàn lao động trực tiếp và gián tiếp; góp phần thay đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đô thị của nhiều địa phương nơi có dự án đầu tư của HUD.

Tác giả: Nguyễn Ngọc Liêm, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD).

 

.
.
.
.